Đưa thực phẩm Việt Nam vào thị trường Nhật Bản: Người trong cuộc nói gì? |
Xuất khẩu nhãn chín muộn sang Mỹ |
Theo đó, để có thể xuất khẩu sản phẩm nhãn tươi sang thị trường Nhật Bản phải trải qua nhiều quy trình đánh giá khắt khe. Sản phẩm phải được cấp mã số vùng trồng, mã số nhà máy; không dư lượng hóa chất; đảm bảo quy trình xử lý lạnh ở 1,3 độ C trong vòng 13 ngày; dưới sự giám sát của chuyên gia Nhật Bản.
Hơn 10 tấn nhãn tươi đầu tiên đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản |
Trong đó, quy trình xử lý lạnh trong vòng 13 ngày trước khi xuất hàng qua Nhật Bản là một trong những yêu cầu của đối tác nhằm loại bỏ sinh vật gây hại. Sau khi qua quy trình xử lý lạnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cấp chứng thư kiểm dịch thực vật xác nhận lô hàng đảm bảo đủ điều kiện xuất khẩu.
Lô nhãn 1 tấn đầu tiên sẽ đi bằng đường hàng không để lên kệ tại siêu thị Nhật Bản sau 4 ngày vận chuyển. Sau lô nhãn này, mỗi tháng Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoàng Phát sẽ cung ứng khoảng 70 – 100 tấn nhãn tươi bằng đường biển và đường hàng không sang thị trường Nhật Bản.
Việt Nam hiện có hơn 80.000 ha trồng nhãn với sản lượng đạt 600.000 tấn/năm. Dù vậy, mới khoảng 2.000 ha và 3 nhà máy sơ chế đóng gói sản phẩm được cấp mã số trồng và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản đã chính thức cấp phép cho trái nhãn Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này sau 6 năm đàm phán. Như vậy, đến nay, Việt Nam có 4 loại trái cây được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản gồm: Nhãn, thanh long, xoài, vải.
Đây là thị trường rất khắt khe, minh bạch, yêu cầu chất lượng cao hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, bù lại Nhật Bản là thị trường rất tiềm năng, mỗi năm nhập đến 20 tỷ USD rau quả các loại, trong khi đó Việt Nam chiếm chưa tới 3%. Việc được Nhật Bản chấp thuận nhập khẩu, cho thấy trái nhãn Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, có thể khai thác mạnh để tăng trưởng tốt hơn trong tương lai.
Để tận dụng cơ hội từ thị trường, ông Lê Văn Thiệt – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – cho biết, sắp tới, Bộ sẽ mở rộng mã số vùng trồng, cũng như cơ sở đóng gói, xử lý lạnh, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia việc xuất khẩu trái cây nói chung và xuất khẩu trái nhãn ngày càng thuận lợi, góp phần nâng cao giá trị cho trái nhãn tươi trên thị trường thế giới.