Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 2 chiều giữa Việt Nam và EU 6 tháng năm 2024 đạt gần 32,39 tỷ USD, tăng 13,5% so với 6 tháng năm 2023
Trong đó, hàng hóa từ EU nhập khẩu vào Việt Nam đã đạt trên 7,69 tỷ USD trong 6 tháng năm 2024, tăng 7,71% so với 6 tháng năm 2023.
Việt Nam chi gần 7,7 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ thị trường EU |
Riêng tháng 6/2024 kim ngạch giảm 3,7% so với tháng 5/2024, đạt trên 1,31 tỷ USD và cũng giảm 5,85% so với cùng tháng năm 2023.
Nhập khẩu hàng hóa từ thị trường EU chiếm 4,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ tất cả các thị trường trên thế giới. Trong 6 tháng năm 2024 có 3 nhóm hàng nhập khẩu từ EU đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD đó là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và Dược phẩm.
Nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất từ EU 6 tháng qua là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt trên 1,75 tỷ USD, chiếm 22,76% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại từ thị trường này, tăng 29,93% so với 6 tháng năm 2023.
Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu từ EU đứng thứ 2 về kim ngạch đạt trên 1,37 tỷ USD, chiếm 17,85% trong tổng kim ngạch, tăng 0,94%. Tiếp đến nhóm hàng dược phẩm đạt trên 1,06 tỷ USD, chiếm 13,78% trong tổng kim ngạch, tăng 25,7%.
Hàng hóa nhập khẩu từ EU trong 6 tháng đầu năm nay đa số tăng kim ngạch so với 6 tháng năm 2023, trong đó một số nhóm hàng tăng mạnh như: Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày tăng 23,65%, đạt 133,66 triệu USD; Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 21,72%, đạt 119,64 triệu USD; Phân bón các loại tăng 36,85%, đạt 23,25 triệu USD
Ngược lại, xuất khẩu hàng hóa sang EU tăng 15,4%, đạt trên 24,69 tỷ USD. Như vậy, 6 tháng năm 2024 Việt Nam xuất siêu sang EU gần 17 tỷ USD, tăng 19,2% so với 6 tháng năm 2023.
Về ngành hàng, xuất khẩu hàng dệt may sang EU chiếm 11,54% trong tổng kim ngạch, đạt gần 1,91 tỷ USD, tăng 1,63%.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường trong khối EU; trong đó, Hà Lan và Đức là 2 thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam; trong đó, xuất khẩu hàng dệt may sang Hà Lan đạt gần 565,29 triệu USD, tăng 19,97% so với 6 tháng đầu năm 2023, chiếm 29,65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU; riêng tháng 6/2024 xuất khẩu đạt trên 124,99 triệu USD, tăng 6,51% so với tháng 5/2024 và tăng 35,79% so với tháng 6/2023
Xuất khẩu hàng dệt may sang Đức đạt gần 363,65 triệu USD, giảm 18,26% so với 6 tháng đầu năm 2023, chiếm 19,08% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU; riêng tháng 6/2024 xuất khẩu đạt trên 87,48 triệu USD, tăng 24,3% so với tháng 5/2024 nhưng giảm 8,46% so với tháng 6/2023.
Trong số 16 thị trường xuất khẩu hàng dệt may trong khối EU 6 tháng đầu năm 2024; thì có 6 thị trường lớn đạt kim ngạch trên 100 triệu USD trở lên; ngoài 2 thị trường lớn nhất là Hà Lan và Đức nói trên, tiếp theo là các thị trường như: Tây Ban Nha đạt gần 252,35 triệu USD, giảm 0,13% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 13,24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU; Bỉ đạt gần 206,17 triệu USD, tăng 6,75%, chiếm 10,81%; Pháp đạt trên 206,01 triệu USD, tăng 3,3%, chiếm 10,81%; Italia đạt gần 159,29 triệu USD, tăng 1,63%, chiếm 8,36%.
Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Séc mặc dù kim ngạch không cao, chỉ đạt gần 14,52 triệu USD nhưng so với cùng kỳ năm 2023 thì tăng rất mạnh 48,98%. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang thị trường Slovakia cũng tăng mạnh 55,32%, đạt trên 2,39 triệu USD; xuất khẩu sang thị trường Luxembourg tăng 24,76%, đạt trên 1,74 triệu USD.
Trong khi đó, xuất khẩu hàng dệt may giảm mạnh ở các thị trường như: Áo giảm 32,37%, đạt gần 4,17 triệu USD; Hungary giảm 31,21%, đạt trên 0,57 triệu USD.
Ngoài ra, các nhóm hàng xuất khẩu giảm mạnh gồm có: Thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 59,16%, chỉ đạt 72,41 triệu USD; quặng và khoáng sản giảm 48%, đạt 2,9 triệu USD; sản phẩm từ giấy giảm 48,5%, đạt 1,29 triệu USD; nguyên phụ liệu thuốc lá giảm 52,5%, đạt 0,88 triệu USD .