Doanh nghiệp xuất nhập khẩu “đứng ngồi không yên” khi Nga bị loại khỏi SWIFT

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu “đứng ngồi không yên” khi Nga bị loại khỏi SWIFT

Nhiều DN XNK ngành nông nghiệp đang lo ngại khả năng thanh toán khó khăn trước việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. DN mong muốn cơ quan quản lý Nhà nước có biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp DN bảo đảm hoạt động XNK với thị trường Nga.

Ông Đào Hữu Duy Anh, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang cho biết, căng thẳng Nga – Ukraine chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường phân bón Việt Nam. “Nga đang là nhà XK phân bón NPK rất lớn cho Việt Nam, do vậy căng thẳng Nga – Ukraine chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến ngành phân bón, giá phân bón có thể sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung bị ảnh hưởng”, ông Duy Anh nói.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu “đứng ngồi không yên” khi Nga bị loại khỏi SWIFT:

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, Việt Nam nhập từ Nga 386.193 tấn phân bón, tăng 7,9% về lượng so với năm 2020. Lượng NK phân bón từ Nga chiếm 10% lượng phân bón sử dụng cả nước. Bước sang tháng 1/2022, Việt Nam NK 322.731 tấn phân bón, tương đương 153,6 triệu USD. Trong đó, Việt Nam NK 53.773 tấn phân bón từ Nga, tương đương gần 29,6 triệu USD.

Với Công ty CP Tập đoàn hóa chất Đức Giang, dù không nhập phân bón NPK từ Nga mà tự sản xuất được nhưng do nguồn nguyên liệu NK đang tăng nên DN cũng đang rất “đau đầu”. Ngoài ra, lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn hóa chất Đức Giang nhận định, việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT sẽ khiến việc thanh toán với khách hàng Nga trở nên khó khăn. “Tôi nghĩ việc thanh toán gần như không thể, trừ khi dùng tiền ảo”, ông Duy Anh nói.

Tương tự, ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam thông tin, dù tỷ trọng của cá tra Việt Nam tại thị trường Nga không phải là quá lớn so với các thị trường khác như Mỹ, Trung Quốc nhưng với tình hình chiến sự Nga – Ukraine như hiện nay, nhất là việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, chắc chắn các DN XK cá tra sang thị trường Nga sẽ bị ảnh hưởng.

“Việc XK sẽ gặp khó khăn hơn, hàng có thể chưa đi ngay được. Theo phản ánh của một số DN tới Hiệp hội Cá tra Việt Nam, đã có một số DN chưa thanh toán được tiền cho các đơn hàng đã giao ngay sau khi Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT. Một số DN gặp khó khăn đã có động thái kêu cứu, kiến nghị để tháo gỡ”, ông Dương Nghĩa Quốc thông tin thêm.

Tương tự ngành cá tra hay phân bón, chế biến, XK hạt điều cũng là ngành hàng chịu tác động.

Ông Đào Hữu Duy Anh, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang cho biết, căng thẳng Nga - Ukraine chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường phân bón Việt Nam. "Nga đang là nhà XK phân bón NPK rất lớn cho Việt Nam, do vậy căng thẳng Nga - Ukraine chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến ngành phân bón, giá phân bón có thể sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung bị ảnh hưởng", ông Duy Anh nói.
Đã có một số DN XK cá tra chưa thanh toán được tiền cho các đơn hàng đã giao ngay sau khi Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT. Ảnh: N.T

 

Các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ ra sao sau khi tin Nga bị loại bỏ?

Ông Đặng Hoàng Giang, Tổng Thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam chia sẻ: “Việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT chắc chắn sẽ khiến các DN gặp nhiều khó khăn về thanh toán, đặc biệt với khách hàng Nga vì SWIFT hiện là phương thức gửi điện phổ biến, được hầu hết các ngân hàng trên thế giới và Việt Nam sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán một cách an toàn”.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, Nga hiện xếp thứ 11 trong tổng số 104 thị trường XK nhân điều của Việt Nam, chiếm 1,63% thị phần, với trị giá XK năm 2021 là 61,8 triệu USD. Ông Giang cho rằng, dù Nga chưa phải là thị trường XK chủ lực của ngành điều Việt Nam nhưng việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT cũng rất đáng quan ngại vì sẽ ảnh hưởng đến cán cân XK chung.

Trước những lo ngại do tác động của chiến sự Nga – Ukraine, Hiệp hội Điều Việt Nam đang tính đến phương án hạ chỉ tiêu XK đặt ra cho năm 2022 là 3,8 tỷ USD, đồng thời đang cùng với các DN của Hiệp hội bàn phương án ứng phó. Đại diện Hiệp hội Điều Việt Nam cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm có thông tin và hỗ trợ các DN để đảm bảo hoạt động XNK với thị trường Nga.

Ở góc độ ngành hàng cá tra, ông Dương Nghĩa Quốc thông tin thêm, ngay sau khi nhận được phản ánh về những khó khăn của DN, Hiệp hội đã báo cáo nhanh lên Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, kiến nghị các ngành chức năng sớm tìm cách tháo gỡ khó khăn cho DN.

SWIFT bao gồm các tổ chức gì và ai quản lý?

Ông Đào Hữu Duy Anh, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang cho biết, căng thẳng Nga - Ukraine chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường phân bón Việt Nam. "Nga đang là nhà XK phân bón NPK rất lớn cho Việt Nam, do vậy căng thẳng Nga - Ukraine chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến ngành phân bón, giá phân bón có thể sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung bị ảnh hưởng", ông Duy Anh nói.
SWIFT là từ viết tắt của Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu.

SWIFT là từ viết tắt của Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu. Hệ thống này thành lập năm 1973 để thay thế điện tín và được sử dụng bởi hơn 11.000 tổ chức tài chính để gửi tin nhắn, lệnh thanh toán bảo mật.

SWIFT ghi nhận trung bình 42 triệu tin nhắn mỗi ngày trong năm 2021 và 82 triệu tin nhắn trong tháng 2/2022. Các tin nhắn này là về giao dịch chứng khoán, thương mại… SWIFT có trụ sở tại Bỉ và được quản lý bởi một hội đồng 25 người, trong đó cả đại diện của Nga. SWIFT là tổ chức trung lập, hoạt động theo luật pháp Bỉ và tuân thủ các quy định của EU.

Theo Hiệp hội SWIFT quốc gia Nga, khoảng 300 ngân hàng và tổ chức của nước này sử dụng SWIFT, hơn một nửa tổ chức tín dụng tham gia hệ thống này biến Nga thành nước đứng thứ 2 sau Mỹ về số lượng người dùng.

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí