Xuất khẩu hạt điều giảm mạnh

Xuất khẩu hạt điều giảm mạnh

Kim ngạch và lượng xuất khẩu hạt điều đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.

Cụ thể, 15 ngày đầu tháng 2, cả nước xuất khẩu 7.643 tấn hạt điều, kim ngạch 46 triệu USD. Tính chung từ đầu năm đến 15/2, cả nước xuất khẩu được 47.724 tấn hạt điều, kim ngạch đạt 283,8 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng giảm 18,24%, kim ngạch giảm 17,5%.Năm 2021, cả nước xuất khẩu 579.773 tấn hạt điều, kim ngạch đạt 3,64 tỷ USD. Năm 2022, VINACAS đặt mục tiêu đạt 3,8 tỷ USD.

Năm 2021, cả nước xuất khẩu 579.773 tấn hạt điều, kim ngạch đạt 3,64 tỷ USD. Năm 2022, VINACAS đặt mục tiêu đạt 3,8 tỷ USD.
Tại Đại hội Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) nhiệm kỳ X (2021-2026) mới đây, Phó Chủ tịch VINACAS Nguyễn Minh Họa cho biết, năm 2021, Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu nhân điều, chiếm 80% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu của toàn cầu.

Tại các thị trường trọng điểm trên thế giới:

Hạt điều Việt Nam đang giữ thị phần vượt trội (Mỹ và Trung Quốc thị phần 90%, Hà Lan 80%, Đức 60%… ).

Tuy nhiên, Việt Nam cũng là quốc gia nhập khẩu điều nhân sơ chế với số lượng lớn từ những quốc gia châu Phi. Ngoài xuất khẩu nhân điều sơ chế qua Việt Nam, các quốc gia châu Phi cũng đã tăng cường xuất khẩu nhân điều trực tiếp đi châu Âu do lợi thế về vị trí địa lý…

Cụ thể, 15 ngày đầu tháng 2, cả nước xuất khẩu 7.643 tấn hạt điều, kim ngạch 46 triệu USD. Tính chung từ đầu năm đến 15/2, cả nước xuất khẩu được 47.724 tấn hạt điều, kim ngạch đạt 283,8 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng giảm 18,24%, kim ngạch giảm 17,5%.Năm 2021, cả nước xuất khẩu 579.773 tấn hạt điều, kim ngạch đạt 3,64 tỷ USD. Năm 2022, VINACAS đặt mục tiêu đạt 3,8 tỷ USD.
Biểu đồ: T.Bình.

Về hạt điều thô, năm 2021 là năm mà Việt Nam có 2 kỷ lục, đó là kỷ lục nhập khẩu lớn nhất từ trước đến nay và kỷ lục nhập khẩu từ Campuchia với trên 1 triệu tấn hạt điều.

Từ tình hình thực tế và yêu cầu của sự phát triển, nhiệm kỳ X, VINACAS sẽ xúc tiến xây dựng để kiến nghị với Chính phủ “Chiến lược phát triển ngành điều Việt Nam trong tình hình mới”.

Trong đó, đề xuất những cơ chế chính sách của nhà nước nhằm 2 mục tiêu lớn: phát triển mạnh chế biến sâu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường thế giới, giành vị trí xứng đáng trong chuỗi giá trị điều toàn cầu và phát triển mạnh vùng nguyên liệu theo hướng chất lượng, hiệu quả; vừa tạo thế chủ động về nguồn nguyên liệu chất lượng cho chế biến, vừa góp phần thực hiện thành công chính sách tam nông của nhà nước.

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí